Trọng tài bắt sai có bị phạt không là câu hỏi thời gian qua tràn ngập trên khắp các mặt báo. Người hâm mộ không khỏi bức xúc khi các trọng tài đẳng cấp thế giới cũng mắc sai lầm chết người. Có phải các quan chức FIFA đang cố tình bao che cho sai phạm của người cầm cân nảy mực?
Thực tế câu trả lời cho vấn đề trọng tài FIFA bắt sai có bị phạt không đến nay vẫn bị bỏ ngỏ.
Fifa quy định trọng tài bắt sai có bị phạt không?

Giải mã luật trọng tài
Câu trả lời cho vấn đề này là: Có nhưng không công khai.
Một luật bất thành văn như sau: “Các quan chức FIFA quy định tất cả các án phạt của trọng tài không được phép công bố công khai. Họ lo lắng điều này sẽ ảnh hưởng tới cái uy của những người cầm cân nảy mực. Tất nhiên rồi, bóng đá thế giới như vậy thì bóng đá Việt Nam cũng vậy”, một lãnh đạo của Ban quản lý tổ trọng tài VFF Việt Nam đã từng nói với phóng viên.
Nếu một trọng tài sau trận đấu gây tranh cãi không được phân công bắt ở lượt đấu tiếp theo, người hâm mộ có thể ngầm hiểu ông ấy đã ăn án phạt. Thông thường, khi trọng tài làm việc sai ở các giải, một vòng chung kết thì sẽ bị buộc về nước hoặc rời giải đấu nếu phạm phải lỗi cực nặng. Nếu là lỗi nhẹ, ông ta sẽ bị điều chuyển sang làm trọng tài phụ hoặc bị cho nghỉ bắt vài trận. Tuy nhiên, công khai án phạt là điều xưa nay chưa từng có.
Trận Italia – Hàn Quốc World Cup 2002 Trọng tài FIFA bắt sai có bị phạt không?

FIFA quy định: Nếu trọng tài bắt sai có bị phạt không?
Tại World Cup 2002 Italia được cho là ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch đã phải chia tay giải đấu trong tức tưởi. Nỗi oan của các cầu thủ áo xanh làm đến từ nguồn cơn của trọng tài người Ecuador, Byron Moreno. Ông này đã bắt ép Italia ngay từ phút thứ 5 khi thổi phạt cho Hàn Quốc một quả penalty. Được ông ta mắt nhắm mắt mở bỏ qua lỗi, các cầu thủ xứ kim chi mặc sức phô diễn lối đá bạo lực.

V League – Trọng tài thường xuyên mắc lỗi
Sau trận đấu đầy tai tiếng này ông ta bị cấm xếp bắt chính ở tất cả các trận đấu còn lại của World Cup 2002. FIFA đã buộc phải vào cuộc điều tra, công bố nhận định lỗi sai hoàn toàn thuộc về Byron Moreno. Tại giải quốc nội ông ta cũng lặp lại những sai lầm của mình, liên tiếp bị treo còi. Rốt cục sau những lùm xùm ông vua áo đen có tiếng còi méo này buộc phải giải nghệ, sự nghiệp chính trị cũng đi tong.
Ông ta đã có thể thoát án phạt hình sự nhờ luật nội bổ xử kín của tổ chức bóng đá lớn nhất hành tinh FIFA. Nhưng không thể thoát khỏi bi kịch của số phận cũng như sự căm ghét của người đời. Kết cục cuối cùng của ông ta chính là vào tù khi bị bắt vận chuyển 10 bịch heroin vào Mỹ. Luật sư của gã này đã phải biện hộ gãy lưỡi, xin giảm án tù từ 10 năm xuống 2,5 năm.
Có một số nguồn tin bên lề cho hay, vụ vận chuyển lậu heroin cũng như việc ông ta mất sự nghiệp cầm còi, chính trị, mất cả vị trí bình luận viên để kiếm cơm là có bàn tay trả thù của mafia Italia. Dẫu sự thật là gì chúng ta cũng có thể thấy kết cục của gã chẳng tốt đẹp chút nào. Có thể thấy, luật treo giò trong bóng đá chỉ áp dụng với các cầu thủ còn các vị vua áo đen gần như miễn nhiễm nhưng quả báo thì không tránh một ai.
Nếu trọng tài bắt sai có bị phạt không tù không?

Đã có những trọng tài phải chịu án hình sự vì nhận hối lộ
Dẫu FIFA có luật xử kín trong nội bộ và không công khai các án phạt thì vẫn có những sự việc nằm ngoài tầm kiểm soát của tổ chức này. Trường hợp trọng tài Aden Marwa, người Kenya bị Liên đoàn bóng đá châu Phi (CAF) cấm vĩnh viễn tham gia vào các hoạt động trong bóng đá trọn đời được xem là một mức án rất nặng.
Tuy nhiên ông này vẫn còn may mắn chán khi không phải đi tù như các đồng nghiệp của mình ở Trung Quốc. Chuyện là Lu Jun, người từng được xem là vị vua áo đen hàng đầu của xứ tỷ dân đã bị bắt và kết án 5,5 năm tù vì tội nhận tiền để dàn xếp kết quả một số trận đấu trong nước.
Dường như liên đoàn bóng đá thế giới cũng khá nhẹ tay, dễ cho qua với các sai phạm của trọng tài. Tuy nhiên, với các cơ quan thực thi pháp luật thì khác, chỉ cần có dấu hiệu nhận tiền tác động lên kết quả trận đấu chắc chắn họ sẽ vào cuộc điều tra. Thiết nghĩ đây cũng là biện pháp cần thiết để răn đe, ngăn chặn các sai phạm của những vị vua áo đen này trong tương lai.
Tổng kết
Với những câu hỏi đại loại như: “Trọng tài bắt sai có bị phạt không hay trọng tài FIFA bắt sai có bị phạt không?” Câu trả lời là “Có” nhưng dường như các án phạt của FIFA chưa đủ sức răn đe. Luật im lặng, xử kín trong nội bộ đã khiến tình trạng sai phạm của các vị cầm cân nảy mực này càng ngày càng nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng.
Leave a Comment